Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

QUÁ TRÌNH THA HOÁ CỦA NHÂN VẬT CHÍ PHÈO



QUÁ TRÌNH THA HOÁ CỦA NHÂN VẬT CHÍ PHÈO

Quá trình tha hoá của Chí Phèo :Từ người lương thiện trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
*Trước khi đi ở tù: Chí là một người lương thiện.
+ Dù Chí Phèo có lai lịch xuất thân đặc biệt và hoàn cảnh sống tủi cực bất hạnh:  sinh ra ở lò gạch, được một anh thả ống lươn nhặt về, Chí lớn lên trong sự đùm bọc, tình nghĩa giản dị, mộc mạc của dân làng.
+ 20 tuổi, Chí đi làm canh điền thuê cho nhà Lí Kiến, mang những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân hiền lành, lương thiện: Chí có lòng tự trọng (khi bị bà ba nhà Bá Kiến gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ có yêu đương gì bởi 20 tuổi người ta không là đá, 20 tuổi người ta cũng hoàn toàn chỉ có  xác thịt,  người biết khinh những cái gì không chính đáng), có ước mơ giản dị như bao người khác (mong ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, nuôi con lợn làm vốn, khá giả thì mua vài sào ruộng để làm. Ước mơ của Chí rất giản dị nhưng hiện thực và mang tính bền vững. Chí muốn một gia đình bình thường, cuộc sống và hạnh phúc do chính bàn tay mình gây dựng, do chính bàn tay mình vun vén).
=>Sống trong hoàn cảnh bình thường ở làng quê thì chắc chắn ước mơ đó của Chí trở thành hiện thực. Nhưng cuộc đời con người thường có những đổi thay bất ngờ:  đột nhiên không biết lí do gì mà phải đi ở tù đến 7, 8 năm. Đó là bước ngoặt đắng cay, nghiệt ngã, nó bắt Chí phải chuyển sang một hướng khác một cách đau đớn.
*Sau khi đi ở tù về: Chí đã thay đổi hẳn cả về nhân hình, nhân tính, Chí giống như một kẻ lưu manh và dần trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho lão cường hào thâm độc giết chết phần người trong con người Chí, biến Chí thành Chí Phèo.
-Chí biến dạng từ diện mạo, y phục đến hành động thường ngày, Chí méo mó về nhân cách, nhân tính (Cái đầu trọc lốc, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, cái răng cạo trắng hớn, ngực, cánh tay chạm trổ những nét rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, hắn mặc cái quần nái với cái áo tây vàngĐó không phải là hính dáng của một ngwòi lương thiện à là bộ dạng của một tên lưu manh khiến ai nhìn thấy cũng phải khiếp sợ. … Chính người kể chuyện cũng đã 2 lần phải bật lên sự đánh giá chung : “Trông gớm chết!”.
+ Không chỉ có thế, hằng ngày, Chí uống rượu rồi chửi bới, hăn xách chai đến tận nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục của lão cường hào cáo già này ra mà chửi, rồi đập đầu rạch mặt ăn vạ…
Chí đến nhà Bá Kiến chửi và bị cái “ngọt ngào ” của tên cáo già này làm “mềm nhũn”, Chí không còn hung hăng đòi liều chết với cha con lão nữa. Chí lại còn được Bá Kiến cho tiền uống rượu và mua thuốc bôi vết thương. Nhưng một thời gian, tiền uống rượu cũng không còn, Chí cũng không có chỗ ở, không có việc gì làm để mà sống. Chí đến xin Bá Kiến cho đi ở tù với những lí do rất không bình thường: “Bẩm cụ, đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước rồi, một thước đất cắm dùi không có, chẳng làm gì nên ăn. Bẩm cụ con lại đến kêu cụ cho con đi ở tù, mà không được thì…” hắn phải đâm chết dăm ba thằng rồi để cho Bá Kiến phải bắt hắn đi giải huyện. Chí Phèo đã cầm một con doa nhỏ nhưng rất sắc để đạt được mục đích của mình, hắn săn sàng gây ra việc mà người ta phải bắt hắn đi ở tù.
*Lợi dụng hoàn cảnh này, lão Bá Kiến đã tìm cách biến Chí thành tay sai, công cụ gây tội ác trong tay ông ta.
          Chúng ta hãy đọc đoạn văn Nam Cao miêu tả: “Bây giờ thì hắn thành người không tuổi rồi. Ba mươi tám, ba mươi chín: Bốn mươi hay người bốn mươi? Cái mặt hắn không trẻ cũng không già, nó vàng vàng mà lại xạm màu gio, nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự,  biết bao nhiêu là sẹo. Vết mảnh chai của bao nhiêu lần ăn vạ kêu làng, bao nhiêu lần, hắn nhớ làm sao nổi? Bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu hại, người ta giao cho hắn làm… Rồi từ đấy đối với hắn không còn thàng ngày nữa. Bởi vì từ đấy, hắn bao giờ cũng say. Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn say dài mênh mông, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy hãy còn say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới, doạ nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say nưa, say vô tận. Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ chưa bào giờ hắn tỉnh táo để nhớ rằng có hắn ở trên đời. Có lẽ hắn cũng khôg biết rằng hắn là con quỷ dư của làng Vũ Đại, để tác quái cho ao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu, hắn đã phá bo nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Hắn biết đâu hắn làm tất cả những việc ấy trong khi ngwòi hắn say; hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm. Tất cả dân làng đều tránh mặt hắn mỗi khi hắn đi qua”.
Đoạn văn chất chứa bao nhiêu nỗi thống khổ của một thân phận không còn được sống cuộc sống của con người. Những năng lực vốn có của con người – năng lực cảm xúc vvà nhận thức – hầu như bị phá huỷ, chỉ còn lại những hành động đâm chém, phá phách và tự huỷ hoại bản thân mình. Chí mất hết khả năng nhận thức nên Chí không biết hành động của mình có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống xung quanh, thậm chí hắn còn không biết rằng có hắn ở trên đời. Hắn không nhận thức được sự tồn tại của chính hắn. Hắn tồn tại như một con thú hoang. Hắn không còn khả năng cảm xúc nên hắn phá phách của những người xung quanh. Hắn từng được người dân làng Vũ Đại yêu thương và nuôi cho lớn lên dù cuộc sống có khó khăn, tủi cực. Thế mà giờ đây hắn quay lưng lại với chính cái nôi mà hắn từng sống và lớn lên ấy. Hắn làm chảy máu và nước mắt của họ mà hắn không biết. Hắn không biết rằng việc làm của hắn đã gây thêm nỗi khổ đau cho người dân khi họ đã chống chất quá nhiều đau khổ.
Chí Phèo bị tàn phá tâm hồn, bị huỷ diệt nhân tính. Nỗi thống khổ của Chí không phải ở chỗ Chí là hiện thân của những cái “không” (không cha mẹ, không thước đất, không kế sinh nhai…) mà chính là ở chỗ Chí bị xã hội người vằm nát bộ mặt người , bị cướp đi linh hồn người, bị xoá tên khỏi xã hội người và phải sống kiếp tối tăm củ thú vật. Đó là nỗi thống khổ của con người được sinh ra là người mà không được làm người và bị xã hội từ chối, xua đuổi.

NGUYÊN NHÂN CỦA QÚA TRÌNH THA HOÁ

-Do sự cùng quẫn của hoàn cảnh sống: Chí Phèo đã phải thừa nhận với Bá Kiến rằng “Đi ở tù cò có cơm mà ăn chứ về làng về nước không thước đất cắm dùi chẳng làm gì nên ăn”.
+Do những ngwòi sống quanh Chí chỉ nghĩ đến sự yên ổn của mình, bởi họ bị chèn ép, áp bức quá nhiều mà trở nên rời rạc như vậy. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến gọi tận tên tục ra mà chửi, đã có rất nhiều ngời đến xem, họ tuôn ra từ các ngỗ rất nhiều người mà không có ai can ngăn hay bênh vực Chí. Khi Bá Kiến chỉ quát một câu và nhắc nhở nhẹ nhàng thì ai đã về nhà đó, không còn ai bên Chí nữa.
-Do đồng loại xa lánh, khinh bỉ,do những định kiến khốc liệt, nghiệt ngã của xã hội:
+Chí là một số phận cô độc tuyệt đối. Chí đã dùng tiếng chửi để đối thoại, giao tiếp với đồng loại nhưng tất cả dân làng ai cũng thờ ơ, vô cảm, ai cũng chỉ nghĩ đến sự yên ổn của mình.
Đoạn văn miêu tả tiếng chửi của Chí Phèo đã đem đến sự day dứt nơi người đọc:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Ðại cũng không ai biết...
Chí Phèo chửi các đối tượng từ xa đến gần, từ trừu tượng đến cụ thể.Chí chửi trời là Chí đối lập với tạo hoá, Chí chửi đời  - đối lập với xã hội, Chí chửi cả làng Vũ Đại – Chí đối lập với quê hương, Chí chửi những người không chửi nahu với hắn – Chí đối lập với tất cả, chí chửi ngwòi đẻ ra hắn – đối lập với nguồn gốc, với sự tồn tại của hắn. Trong tiếng chửi của Chí, người đọc nhận ra có sự lưỡng phân, có sự song hành của hai trạng thái: say và tỉnh. Trong con người say vẫn luôn có một Chí Phèo tỉnh. Tiếng chửi của Chí chất chứa tất cả sự phẫn uất, phản kháng bị dồn nén. Chí Phèo đã tìm mối dây liên hệ với xã hội bằng tiếng chửi nhưng cũng không được bởi không ai coi Chí là người. Nếu họ chửi lại Chí tức là chấp nhận giao tiếp, đối thoại với hắn.
 Chí Phèo tồn tại như một con vật, một kẻ lưu manh, liều lĩnh trong sự cô độc tuyệt đối nên tiếng chửi của Chí  cũng như một thứ âm thanh vovo nghĩa vang lên giữa vũ trụ không có lời đáp.
-Do sự nham hiểm, thâm độc của bọn cường hào, ác bá.
+Chí vừa ở tù về, đến nhà Bá Kiến gây sự, có người hả hê vì xưa nay chỉ có các mụ vợ của Bá Kiến chửi người ta chứ không từng có ai dám chửi lại nhà Bá Kiến, đặc biệt, Chí Phèo lại dám gọi tận tên tục ra mà chửi, có người thì tò mò, hiếu kì đến xem, không ai can ngăn hay bênh vực Chí. Chí lại độc lực chọi nhau với Bá Kiến, một mình đối diện với sự nham hiểm, thâm độc của cha con Bá Kiến. Cụ Bá đã dùng những lời nói ngọt nhạt, làm dịu đi sự hung hăng ban đầu của Chí. Bá Kiến đãi cơm rượu và đồng bạc khiến Chí vênh vênh tự đắc ‘Anh hùng cái làng này cóc thằng nào bằng ta..”.
+ Bá Kiến biết Chí Phèo rơi vào tình thế cũng quẫn, không kế sinh nhai, phải đến xin đi ở tù, Bá Kiến áp dụng phương châm trị dân: dùng thằng đầu bò trị những thằng đầu bò: đẩy Chí Phèo đến nhà Đội Tảo đòi nợ, muốn đẩy hai thằng đối nghịch với mình vào nhau để chúng tự xử nhau. Bá Kiến còn cắt vườn cho Chí. Chí Phèo tưởng cụ Bá có lòng tốt nên hắn luôn tự phụ, tự đắc: “Tiền ông không thiếu, ông để đằng nhà cụ Bá…”
=>Chí rơi vào âm mưu của Bá Kiến và dần trở thành tay sai, thành công cụ gây tội ác trong tay Bá Kiến, trong tay giai cấp thống trị.
-Do sự tàn bạo của hoàn cảnh xã hội: nhà tù thực dân tiếp tay cho Bá Kiến làm méo mó con người Chí, vằm nát bộ mặt người, bóp nát linh hồn người của Chí.
=> Nam Cao đã lựa chọn những chi tiết rất chân thực, sinh động và thể hiện nó bằng tất cả niềm thương cảm, sự đau đớn, ám ảnh để làm rõ sự tha hoá và quá trình tha hoá của Chí. Ông còn đặt Chí Phèo trong những mối quan hệ khác nhau để làm rõ quá trình tha hoá của Chí: Trong quan hện với dân làng Vũ Đại, với nhà tù thực dân, với giai cấp thống trị ở nông thôn ( trong quan hệ với Bá Kiến) và với cả xã hội thực dân phong kiến ở nông thôn trước Cách mạng tháng 8. Qua quá trình tha hoá của nhan vật này, ông còn thể hiện một cách sâu sắc giá trị hiện thực của tác phâmr và gợi nơi người đọc những uất ức căm giận bọn cường hào ác bá đem đến những nối khổ cho con người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét