Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

NAM CAO



                                                   NAM CAO

1.Cuộc đời.

-Nam Cao, tên thật là Trần Hữu Tri (1917-1951), quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, Hà Nam (xã Hoà Hậu, Lí Nhân, Hà Nam).
Làng ĐH là một làng xa phủ xa tỉnh nên bọn cường hào, chức dịch trong làng có dịp hoành hành. Hằng năm vẫn xảy ra những vụ kiện tụng lẫn nhau giữa những bọn có thế lực và không ít cảnh những người nông dân phải bỏ làng đi tha phương cầu thực. Những sự việc, những con người có thật ở đây được gh lại trên trang sách NC với dấu ấn nặng nề về một vùng quê nghèo đói, tăm tối.
-NC sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, có đông anh chị em, NC là người con duy nhất được ăn học.
-NC cũng phải bươn chải với cuộc sống bằng nhiều nghề, ở nhiều nơi.
-1943, NC gia nhập nhóm văn hoá cứu quốc bí mật cùng một số nhà văn: Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi… Khi cơ sở văn hoá cứu quốc và phong trào cách mạng ở HN bị khủng bố mạnh, ông trở về quê và tham gia phong trào Việt Minh ở địa phương.
Thời kì CMT8, NC tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân, được bầu làm chủ tịch xã. Sau đó ông được điều lên HN và công tác ở Hội văn hoá cứu quốc.
-Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, NC theo đoàn quân Nam tiến vào mặt trận NamTrung bộ.
-1947, Ông lên Việt Bắc. Những năm chống Pháp, ông vừa làm biên tập cho các báo Cứu quốc Việt Bắc, Cứu quốc Trung ương vừa làm một cán bộ thông tin tuyên truyền: viết tin, tài liệu giải thích cho các chính sách, làm ca dao tuyên truyền, viết truyền đơn địch vận… Thời gian này, NC được vinh dự gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương.
-T11 – 1951, trên đường đi công tác vào vùng địch hậu Liên khu III, Nam Cao bị địch phục kích và bắn chết gần bốt Hoàng Đan (Ninh Bình).
=> Cái chết của NC là sự hi sinh vẻ vang của một nhà văn – chiến sĩ, trở thành tấm gương đẹp đẽ của giới văn nghệ sĩ cách mạng.

2. Con người.

-Hoàn cảnh xã hội rối ren, bất công, tàn nhẫn không thuận lợi cho sự phát triển nhân cách con người, NC luôn có tâm trạng bất hoà sâu sắc với xã hôi ấy.
-NC là người gắn bó sâu nặng với quê hương – đó cũng là cái gốc của chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của ông (cùng thời có Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng..)
-Luôn có tinh thần tự giác, dũng cảm đấu tranh với chính bản thân mình để vượt lên lối sống, tâm lí tiểu tư sản.
=> Nhiều tác phẩm đề cập trực tiếp đến sự giày vò trong tinh thần cuẩ người trí thức tiểu tư sản để hoàn thiện nhân cách, sống cuộc sống có ý nghĩa.

II. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT

1. Đối với nhà văn.

-Nhà văn chân chính trước hết phải là con người chân chính, biết nhìn thấy hiện thực, thấy nỗi khổ, niềm đau của con người, của cuộc đời, phải vì con người mà lên tiếng, phải mở hồn mình ra mà đón lấy tất cả những vang động của đời.
( “Trăng Sáng” thể hiện sinh động tâm trạng đấu tranh day dứt của một nhà văn giữa 2 con đường: mơ mộng, thoát li với thực tế, hiện thực để rồi khẳng định sức mạnh của văn học nghệ thuật chính là bắt nguồn từ đời sống, phục vụ đời sống – nhân vật Điền. “Trăng sáng” có giá trị như một bản “tuyên ngôn nghệ thuật”. Nó đánh dấu một bước chuyển biến trong nhận thức, tư tưởng cũng như trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.)
-Nhà văn khi viết phải cẩn thận, không được viết ẩu.
(Trong “Đời thừa”, nhân vật Hộ vì đời sống vật chất, vì cơm áo gạo tiền và sự nuôi sôngs gia đình mà Hộ phải viết những bài báo, những tác phẩm nhạt nhẽo để người đọc đọc rồi quên ngày sau khi đọc. Hắn đọc lại những cái hắn đã viết rồi hắn xấu hổ, đỏ mặt, vò nát sách và mắng mình coi mình như một thằng khốn nạn. Hắn nhận ra rằng: “Sự cẩu thả trong bất kì nghề gì cũng là một sự bất lương, sự cẩu thả trong văn chương còn  là đê tiện”. )
-Nhà văn phải nhìn cuộc đời và con người bằng con mắt toàn diện, thấu đáo.
(Trong “Đôi mắt”, nhân vật Hoàng chỉ nhìn thấy sự ngu dốt, thóc mách, ngớ ngẩn, tò mò.. của người nông dân. Còn nhân vật Độ, ngoài những điều Hoàng nhỉn thấy, Độ còn thấy sự dũng cảm, tinh thần yêu nước của người nông dân – cái đó mới quan trọng. Theo Độ, cần nhìn nhận một cách toàn diện về cuộc sống, về con người)

2. Đối với văn chương

-Phê phán tính chất thoát li , tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời:
Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (“Trăng sáng”).
-Văn chương chân chính là văn chương thấm đẫm lí tưởng nhân đạo, nó nói được nỗi đau của con  người, của cuộc đời, nó làm cho cuộc đời đẹp hơn.
(“Đời thừa”: Một tác phẩm thật giá trị không phải chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội mà phải nói được nỗi đau của con người, đem lại sự công bình, lòng bác ái, nó làm cho người gần người hơn).
-Bản chất của văn chương là sự sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn, dễ dãi. Tác giả văn học phải nói về cuộc đời và con người bằng chính tâm hồn của riêng mình, bằng chính sự quan sát, khám phá của mình. Tác giả phải thể hiện hiện thực đời sống bằng nhiều cách thức khác nhau.
(“Đời thừa”: Văn chương không cần đến những người khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho mà văn chương  chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết suy nghĩ,   tìm tòi,  khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có).

III. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC

NC có sáng tác đăng báo từ năm 1936, thử nghiệm ở văn chương lãng mạn với các thể loại thơ, kịch, truyện ngắn nhưng chưa có giá trị. Tâm hồn mơ mộng của tuổi trẻ cùng vời những tác động của văn chương lãng mạn đương thời khiến ông hướng tơi xu hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật”, thoát li đời sống thực tế:
                            Tâm hồn tan tác thành trăm mảnh
                            Vương vấn theo ai bốn góc trời
                            Rời để một chiều theo gió thổi
                           Bay lên thành những mảnh mây trôi
                                                                       (Trên báo “Ngày nay”, 1938)
Những bài thơ của NC sáng tác trong thời kì này với các bút danh: Thuý Rư, Nguyệt, Xuân Du, Nhiêu Khê… phần lớn đều xoay quanh những chủ đề quen thuộc của văn chương lãng mạn đương thời.
-Nhưng NC nhanh chóng trở về với cuộc đời thực. Sự chuyển biến của NC từ xu hướng nghệ thuật lãng mạn đến quan điểm hiện thực là cả một quá trình phấn đáu gian khổ nhưng dứt khoát. Để xác định cho mình một quan điểm sống và viết đúng đắn, NC đã trải qua không ít dằn vặt, băn khoăn (Điền trong “Trăng sáng’).
-Sự nghiệp của ông chỉ thực sự được bắt đầu từ tác phẩm “Chí Phèo” (1941).
- Sáng tác của ông chia 2 giai đoạn: Trước và sau Cách mạng tháng 8.
+Trước CMT8: Ông là một trong những cây bút xuất sắc, tiêu biểu nhất của văn học hiện thực phê phán và là tài năng xuất sắc nhất của văn xuôi đương thời.
+Sau CMT8: ông đem ngòi bút phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sáng tác của ông tập trung vào 2 đề tài chính: đề tài người nông dân nghèo và đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo.
1. Trước Cách mạng tháng 8

a.Đề tài người nông dân nghèo

*Nội dung: ông quan tâm đến 2 loại người tiêu biểu cho 2 phương diện trong tình cảnh khốn khổ của người nông dân:
-Những người bị áp bức bất cồng nhất, có số phận hẩm hiu: Một đám cưới, Dì Hảo, Lão Hạc…
-Những người bị hắt hủi, bị xúc phạ về nhân phẩm: Tư cách mõ, Lang Rận, Một bữa no, Chí Phèo…
=>NC luôn bênh vực quyền sống của họ => kết án sâu sắc xã hội tàn bạo đã huye hoại cả thể xác lẫn tâm hồn con người. Đông thời ông luôn chú ý phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị vùi dập đến tàn nhẫn.
* Nghệ thuật: Ông có cách viết lạnh lùng (…) nhưng luôn thể hiện tình yêu thương chân thành với họ -giá trị nhân đạo sâu sắc trong các tác phẩm của ông.
Cũng như nhiều nhà văn hiện thực đương thời, ông bi quan về tiền đồ người nông dân, luôn trăn trở về lối thoát của họ nhưng họ đều rơi voà bế tắc – Đây là một hạn chế của nhà văn – chưa tìm ra lối thoát cho nhân vật của mình. Tác phẩm của ông có nhiều nhân vật chết: chết vì miếng bả chó (Lão Hạc), chết vì “một bữa no” (Bà cái Tí), chết vì nghèo (anh Đĩ Chuột trong “Nghèo’), chết vì không được làm người lương thiện (Chí Phèo).

b. Đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo

-Miêu tả rất chân thực tình cnahr nghèo khổ, tủi nhục và bế tắc của họ, qua đó phản ánh không khí ngột ngạt trong xã hội đương thời không thuận lợi cho sự phát triển nhân cách.
-Miêu tả sự đấu tranh day dứt trong tâm hồn người trí thức khao khát cuộc sống có lí tưởng, có ý nghĩa nhưng họ lại rơi vào tình trạng “sống mòn”, chết mòn đi vì điều kiện cuộc sống khó khăn…
-Dù rơi vào hoàn cảnh như thế nào, nhân vật của Nam Cao vẫn luôn đấu tranh dũng cảm để vượt lên cuộc sống của mình, chống lại lối sống phi nhân tính, vô nhân đạo (Đời thừa, Sống mòn…).

2. Sau Cách mạng tháng Tám

-Phản ánh cuộc sống kháng chiến của nhân dân trong đó nêu lên những tuyên ngôn nghệ thuật cho lớp nhà văn đi theo kháng chiến.
-Tiêu biểu: Đôi mắt, Ở rừng (1948), Chuyện Biên giới (1950)…

3. Đặc điểm nghệ thuật viết truyện của Nam Cao:

-Cách viết vừa chân thực vừa có tầm khái quát cao (Nhiều tác phẩm mang màu sắc triết lí và ý nghĩa xã hội).
-Xây dựng những nhân vật chân thực, sống động, điển hình ( Chí Phèo, Bá Kiến…)
-Cách kể chuyện, kết câu truyện mới mẻ, linh hoạt (Nhiều truyện có sự đảo lộn trật tự thời gian hoặc bắt đầu từ những biến cố, những ấn tượng độ đáo về nhân vật: Chí Phèo, Đời thừa…).
-Ngôn ngữ tự nhiên, sống động, gần gũi đời thường mà phong phú, đa dạng.
=>Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ngòi bút của ông vừa tỉnh táo, sắc lạnh vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Văn của ông rất chân thực mà thấm đượm ý vị triết lí và trữ tình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét