Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2013 - 2014



ÔN THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013 -2014
MÔN NGỮ VĂN

Đây là tư liệu cá nhân của cô Hạnh, có tham khảo một số bài viết và  ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp yêu nghề. Cô Hạnh mong các em học sinh thân yêu của trường THPT Đồng Gia ôn tập tốt và đạt  được kết quả cao trong những kì thi sắp tới.
Các em lưu ý:  khi làm bài văn, các em phải trình bày rõ từng ý, và viết thành các đoạn văn, mỗi chỗ xuống dòng các em phải viết lui vào đầu dòng từ một đến hai chữ cho Giám khảo dễ nhìn. Các em cũng lưu ý viết chữ cho rõ ràng, dễ đọc, hạn chế dập xóa, mắc lỗi chính tả….
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2013-2014
---------------------------------------------------------------
 PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
   Để đáp ứng được yêu cầu phần câu hỏi này theo định hướng của Bộ GD, học sinh cần ôn và nắm vững những kiến  thức về văn bản ,cụ thể  :
   *  Văn bản là gì?
   *  Các loại văn bản  trong chương trình đã học :
          -  Văn bản nói .
          -  Văn bản viết :
               + Văn bản thông tin ( hành chính, báo chí; khoa học, nhật dụng).
               + Văn bản văn học   ( Văn bản văn học hư cấu; Văn bản văn học không hư cấu )
  * Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ.
   ĐỊNH HƯỚNG VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :
      Theo định hướng của Bộ GD về cách ra đề thi TNTHPT môn văn năm 2014 , thì các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như:
I. Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt:  Dạng đề này thường cho một đoạn văn có sai sót và cho học sinh nhận biết từ đó trả lời các câu hỏi.
1. Các lỗi sai trong văn bản :
     -Lỗi về câu ( lỗi cấu tạo câu; lỗi dấu câu; lỗi liên kết câu)
    - Lỗi về từ ( lặp từ; từ không đúng nghĩa; từ không phù hợp phong cách)
    - Lỗi đoạn văn ( lỗi về nỗi dung; lỗi về hình thức )
    - Lỗi chính tả ( lỗi do phát âm; lỗi do không nắm vững quy tắc chính tả )
* Lưu ý : Trong một văn bản không chỉ có một loại lỗi mà thường xuất hiện đồng thời nhiều loại lỗi.
  2. Kỹ năng xác định lỗi trong đoạn văn bản:
-         Đọc kỹ văn bản.Xác định nội dung và thể loại, phong cách văn bản .
-         Phân tích cấu tạo câu ( các thành phần của câu)
-         Xem xét vị trí các câu và sự liên kết câu trong văn bản.
-         Xem xét về lỗi chính tả và cách sử dụng từ ngữ.
  Ví dụ   Đọc đoạn văn bản sau đồng thời  anh, chị hãy chỉ ra những sai sót  về ngữ pháp, chính tả, cách dùng từ, tính logic...trong đoạn văn đó :
       “... cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể có linh hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối nhân cách hóa những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà chực quan có thể nhìn thấy”.
 - Cách phát hiện lỗi sai :  Với hình thức hỏi như trên, sau khi đã đọc kỹ văn bản, xác định được cấu tạo câu và sự liên kết câu cũng như thể loại, phong cách ngôn ngữ và hình thức chính tả và cách trình bày,cách dùng từ ,chữ viết.. ta có thể trả lời như sau:
            +  Sai ngữ pháp: Câu thứ nhất trong đoạn văn. Sai chính tả: dữ rằn; giòng sông; chực quan
            +  Dùng từ sai: đối địch. Sai logic: vừa hung bạo, vừa dữ dằn
II.  Nhận biết nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản:
@/Ví dụ: Văn bản sau nói về vấn đề gì ?  Đặt tên cho văn bản
“Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất colesteron (thịt, trứng, sữa...) sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Ở bệnh này, colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra.
Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết người”. (Sinh học - lớp 8. NXB Giáo Dục 2007)
-  Đối với ví dụ trên, ta thấy: đoạn văn nói đến căn bệnh xơ vữa động mạch và nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Vì vậy ta có thể đặt tên cho đoạn văn bản đó là: “Bệnh xơ vữa động mạch và hậu quả của nó” hoặc “Đề phòng với xơ vữa động mạch”.
=> Cách đọc và nhận biết văn bản đối với dạng câu hỏi này:
  + Đọc kỹ đoạn văn bản của đề ra.
  + Tìm và gạch dưới những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần văn bản ( đây là những từ mà người viết có ý nhấn mạnh thông tin muốn nói). Tìm hiểu nội dung của những từ ngữ đó nói về điều gì ?
  + Xác định mối quan hệ ngữ pháp ( các câu và các thành phần phụ của câu trong đoạn văn bản).
  + Từ đó xác định được nội dung chính của đoạn văn bản và đề xuất cách đặt tên cho văn bản.
 III. Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản:
Với dạng câu hỏi này các em cần:
  a.Ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ , tu từ về câu và tác dụng của các biện pháp tu từ khi được sử dụng trong văn bản như:
- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình biểu cảm.
- Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.. .
- Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
- Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
- Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.
- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cụm câu, cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.
- Chơi chữ: Cách dựa vào những đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
b.Ôn , nắm vững các đặc điểm  về cách cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp …trong văn bản văn học.  
* Ví dụ:
 Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy  trong đoạn thơ sau:
                                          “Chúng đem bom ngàn cân 
                                            Dội lên trang giấy trắng 
                                           Mỏng như một ánh trăng ngần 
                                           Hiền như lá mọc mùa xuân”
                                                                    (Trang giấy học trò - Chính Hữu)
-  Căn cứ vào những kiến thức về các phương tiện biểu đạt trong thơ , ta có thể trả lời :
   + Các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơẨn dụ, đối lập và so sánh (  hình ảnh trang giấy trắng chỉ sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ; đối lập: bom nghìn cân với trang giấy mỏng manh; so sánh: trang giấy mỏng như…, hiền như…)
   + Tác dụng của việc sử dụng phối hợp những biện pháp nghệ thuật này: khắc họa sự tàn khốc của chiến tranh và tội ác của kẻ thù; lòng căm giận và thương cảm của nhà thơ với trẻ thơ  .

ÔN – LUYỆN PHẦN KIỂM TRA KỸ NĂNG VIẾT
---------------------
 A/ Mục đích, yêu cầu và nội dung, hình thức ra đề của phần kiểm tra viết :
  I/Mục đích – yêu cầu của phần kiểm tra viết :
 ( Theo định hướng CV số 1993/ BGDĐT – GD TrH), NGÀY 15/4/2014 của Thứ trưởng BGD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển), là kiểm tra: 
   1/ Tri thức về văn bản viết ( kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình viết, nhận thức đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề văn )
   2/ Các kỹ năng viết ( đúng chính tả; ngữ pháp; viết theo phong cách ngôn ngữ viết, sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp trong bài viết; lập dàn ý và phát triển ý; bộc lộ quan điểm, tư duy một cách độc lập…)
 3 / Khả năng viết các loại văn bản phù hợp với mục đích , đối tượng, hoàn cảnh của các tình huống khác nhau ( vận dụng vào thực tiễn nơi học tập và đời sống).
II/Nội dung và hình thức ra đề :
 - Cũng theo định hướng của Thứ trưởng Nguyễn Minh Hiển : “ Về viết nghị luận văn học, năm 2014 vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm hoặc đoạn trích trong chương trình và sách giáo khoa nhưng …đổi mới cách hỏi, cách nêu vấn đề”.
 - Từ đó , bài viết của học sinh được đánh giá dựa vào:
    + Chuẩn kỹ năng viết nói chung .
    + Chuẩn kỹ năng viết phù hợp với từng kiểu văn bản nói riêng theo yêu cầu của đề.
    + Phù hợp với các giá trị nhân văn, những chuẩn mực đạo đức và pháp luật ; không áp dụng nội dung chi tiết cần đạt. 
B/Nội dung và cách thức ôn thi :
  I/ Về nội dung kiến thức và kỹ năng- phương pháp :
     Trong quá trình học và ôn tập, thầy cô cần tập trung chú ý cho các em học sinh những vấn đề sau:
    1/ Về nội dung kiến thức :     
     - Để viết bài nghị luận xã hội : Cần có kiến thức đời sống - xã hội, kiến thức liên môn ( bao gồm các lĩnh vực địa lý, lịch sử, khoa học…)
    - Để viết bài nghị luận văn học : Cần nắm vững những kiến thức về Văn học sử, lý luận văn học; tác phẩm đọc văn theo từng thể loại ( kể cả các tác phẩm đọc thêm)
 2/Về  kỹ năng- phương pháp
   -  Tìm hiểu đề ( nhận diện các yêu cầu của đề : yêu cầu vấn đề cần nghị luận ; các thao tác lập luận; phạm vị tư liệu… )
  - Cách lập dàn ý ( xác lập hệ thống kiến thức trong từng phần bố cục của bài; cách lựa chọn dẫn chứng cho từng ý, từng luận điểm..)
  - Cách trình bày, diễn đạt theo yêu cầu của một văn bản nghị luận xã hội.
    ( Phần này quý thầy cô tự soạn cụ thể để ôn lại cho học sinh nắm thật vững để vận dụng linh hoạt , sáng tạo vào bất cứ đề nào trong quá trình làm bài thi).
II/ Cách thức ôn tập :
Vì thời gian ôn tập không nhiều ( tùy thuộc vào từng trường, từng đối tượng  ),nên cả thầy và trò cần thống nhất quan điểm :
-         Thầy không dạy lại.Trò không học lại.
-         Thầy cô giúp các em hệ thống kiến thức đã học bằng nhiều hình thức ( sơ đồ tư duy, bảng biểu…) sao cho ngắn gọn, dễ hiễu, dễ nhớ, dễ vận dụng.
-         Trọng tâm là thầy cô rèn cho các em kỹ năng và phương pháp viết văn bản bằng các bài tập vận dụng.
-         Thầy cô nên tạo không khí thi đua ôn tập sôi nổi, tự giác cho học sinh.
-         Nếu có điều kiện về thời gian, Thầy cô nên tổ chức thi thử và rút kinh nghiệm cho các em
C/Tham khảo một số dạng đề theo hướng đổi mới về hình thức và cách nêu vấn đề.
     I/ Đề nghị luận văn học :
  - Đề 1 :   Mị ( “Vợ chồng APhủ” (Tô Hoài)  - Con người tốt đẹp bị đày đọa.
  - Đề 2 :  Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cuối cùng ở nhà PáTra ( “Vợ chồng APhủ” của Tô Hoài).
  - Đề 3 :  Cái nhìn nhân văn và lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn Tô Hoài đối với người dân miền núi trong truyện ngắn “Vợ chồng APhủ”.
   - Đề 4 : Hiệu quả nghệ thuật của tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
   - Đề 5 : Tình huống mới lạ và độc đáo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
   - Đề 6 : Niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng  trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
 - Đề 7: Dụng ý của nhà văn Kim Lân khi xây dựng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt
 - Đề 8 : Ấn tượng của anh, chị về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
   Hay : Những suy nghĩ và đánh giá của anh (chị) về người vợ nhặt – người đàn bà không tên trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân .
- Đề 9 : Dụng ý của nhà văn Nguyễn Trung Thành khi mở đầu và kết thúc truyện ngắn “Rừng xà nu” bằng hình ảnh rừng xà nu. 
- Đề 10 : Cảm nhận của anh ,chị về hình ảnh đội bàn tay của nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
- Đề 11 : Hai ý nghĩa phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong  truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
- Đế 12 : Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá phát hiện về đời sống trong  truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
- Đề 13 : Hình ảnh thơ mộng trữ tình của dòng sông Việt Nam qua hình ảnh sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
- Đề14 : Chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và chất vàng mười của người lao động Tây Bắc trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
II/ Nghị luận xã hội :          
ĐỀ1 : Nếu bạn có thời gian một ngày với một nhân chứng lịch sử hoặc một nhân vật tưởng tượng, bạn định gặp ai? Bạn sẽ làm gì trong suốt ngày ấy? Bạn sẽ đi đâu và bạn sẽ nói những gì?
Viết một bài văn kể lại những nơi mà bạn và người ấy đã đi, những gì mà hai người đã làm. Cần sử dụng các chi tiết và chứng cứ để làm sáng tỏ.
ĐỀ2: Tất cả nghệ thuật, kịch, vũ điệu và âm nhạc trong giáo dục nhà trường đều là chủ đề tranh luận quốc gia. Một số người tin rằng các đề tài này không cần thiết đối với HS; một số người khác lại cho rằng các chủ đề này không chỉ cần thiết mà còn là sự sống còn của một nền giáo dục đa dạng.
      Viết một bài nghị luận giải thích các loại hình nghệ thuật nêu trên có quan trọng hay không đối với giáo dục phổ thông. Hãy nêu những lí do và bằng chứng làm sáng tỏ cho luận điểm của bạn.
 ĐỀ3:    Chiếc hộp: "Hôm nay chúng ta sẽ viết một bài văn tự sự hoặc một truyện ngắn.
Tư tưởng câu chuyện của bạn nằm trong chiếc hộp này. Cái gì bên trong chiếc hộp? Tìm ra nó như thế nào? Nó có giá trị hay không? Có thể nó là một vật sống! Cũng có thể xuất hiện một bức thư hoặc một vật gì đó đang ẩn náu.
Cái gì sẽ xảy ra trong câu chuyện bạn kể nếu chiếc hộp được mở ra? "
 ĐỀ4:    Trong thời gian học ở trường THPT, học sinh được học nhiều dấu mốc lịch sử, những dấu mốc vẫn còn ảnh hướng đối với cuộc sống hôm nay. Hãy suy nghĩ về một dấu mốc lịch sử nào đó mà bạn đã học và cho đó là quan trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét