Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.



BÀI 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.

Câu 1:  Anh / chị hãy trình bày những thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam giai đoạn 1975.
* Những thành tựu của Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975:
       -Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân.
-Đã tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc, bao gồm truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo.
- Phát triển cân đối,toàn diện về mặt thể loại,  trong đó thơ trữ tình và truyện ngắn đạt nhiều thành tựu hơn; kí cũng có một số tác phẩm có chất lượng.
* Một số hạn chế của văn học Việt Nam 1945 - 1975:
- Nhiều tác phẩm miêu tả cuộc sống con người một cách đơn giản, phiến diện;
- Cá tính,phong cách của nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ;
-  Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật của các tác phẩm bị hạ thấp;
-      Phê bình văn học ít chú trọng đến khám phá nghệ thuật.

CÂU 2 :Trình bày ngắn gọn về hoàn cảnh lịch sử  và thành tựu tiêu biểu của VHVN từ 1945 – 1954?
-Hoàn cảnh lịch sử: đất nước kháng chiến chống Pháp rất đau thương mà anh dũng.
-VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, thể hiện sức mạnh và phẩm chất của quần chúng nhân dân, niềm tự hào dân tộc và niềm tin thắng lợi.
- Chủ đề: ngợi ca Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết, biểu dương những tấm gương anh dũng.
- Thành tựu tiêu biểu:
+ Truyện và kí đạt nhiều thành tựu, đặc biệt từ 1950 trở đi, xuất hiện nhiều tác phẩm khá sâu sắc: Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Truyện Tây Bắc ( Tô Hoài), Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Vợ nhặt …
+ Thơ ca: có nhiều thành tựu tiêu biểu, nhiều tác giả có những sự đổi mới đáng kể: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng…Các tác phẩm có giá trị đặc săc: Cảnh khuya – Hồ Vhí Minh, Tây Tiến – Quang Dũng, Việt Bắc -  Tố Hữu, Đồng chí – Chính Hữu…
+ Kịch và lí luận phê bình cũng có những thành tựu đáng kể.

CÂU 3: Trình bày ngắn gọn về hoàn cảnh lịch sử và  thành tựu chủ yếu của VHVN từ 1955 – 1964?
- Văn học tồn tại và phát riển trong hoàn cảnh đất nước đang
 trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xa hội và cuộc sống mới trên miền Bắc, miền Nam đang đấu tranh chống đế quốc Mĩ.
- Văn học chủ yếu thể hiện hình ảnh người lao động; ngợi ca sự đổi thay của đát nước và con người  trong cuộc sống ,mới, tình cảm với miền Nam đau thương và ý chí thống nhất đất nước.
- Thành tựu tiêu biểu:
+ Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều phạm vi của đời sống: khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp, phản ánh nỗi đau của con người và ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng (VD: Sống mãi với thủ đô – Trần Đăng, Trước giờ nổ súng – Lê Khâm, Cao điểm cuối cùng – Hữu Mai…); đề tài hiện thực  trước  Cách mạng tháng Tám (VD: Cửa biển – Nguyên Hồng, Vỡ bờ - nguyễn Đình Thi…); công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa (Mùa lạc – Nguyễn KHải, Sông Đà – Nguyễn Tuân…)
+ Thơ ca: cảm hứng chính là sự hồi sinh của đất nước, sự đổi đời và nỗi đau chia cắt… Các tác phẩm tiêu biểu: Gió  lộng – Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa – Chế Lan Viên, Riêng chung – Xuân Diệu, Đất nở  hoa – Huy Cận…
- Kịch nói: có một số tác phẩm đáng chú  ý: Một đảng viên – Học Phi, Nổi gió, Chị Nhàn -  Đào Hồng Cẩm…

CÂU 4: Trình bày hoàn cảnh lịch sử  và thành tựu tiêu biểu của VHVN từ 1965 – 1975?

- VHVN ở chặng này tồn tại và phát triển trong giai đoạn đất nước có những thử thách đặt biệt, cuộc kháng chiến chống Mĩ rất căng thẳng và quyết liệt, đó là thời kì đau thương mà anh dũng, “cả nước hành quân, cả nước  thành chiến sĩ”.
-Thành tựu tiêu biểu:
- Đề tài chính của văn học thời kì này; ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ  nghĩa anh hùng cách mạng .
+ Văn xuôi : tập trung phản ánh cuộc sống, lao động và chiến đấu của nhân dân, khắc họa thành công hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, anh dũng, bất khuất.
Tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng,  Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược  ngà – Nguyễn Quang Sáng, Hòn Đất – Anh Đức.
+ Thơ: Đề tài phong phú: khám phá sức mạnh của con người Việt Nam; tầm vóc, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ thể hiện rõ khuynh hướng đào sâu vào hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất chính luận, suy tưởng,
Tác phẩm tiêu biểu: Vầng trăng quầng lửa  Phạm Tiến Duật, Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, Bếp lửa – Bằng Việt, Góc sân và khoảng  trời – Trần Đăng Khoa…
- Thơ chặng đường này đặc biệt ghi nhận thành tựu, sự đóng góp của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa, Lê Anh Xuân…
+ Kịch và lí luận phê bình cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.

CÂU 5: Trình bày những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 – 1975?

1. Nền văn học gắn bó sâu sắc với cách mạng và vận mệnh chung của đất nước.
- Tư tưởng chung của văn học thời kì này là tư tưởng cách mạng.
-Nhà văn, nhà thơ gắn bó với nhân dân, đất nước, tự giác thâm nhập vào hiện thực cuộc sống, dùng ngòi bút để phục vụ cách mạng, xác định rõ văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, người làm nghệ thuật cũng là những chiến sĩ cách mạng.
- Văn học theo sát từng nhiệm vụ chính trị và những chặng đường lịch sử của dân tộc, Văn học tập trung vào hai đề tài lớn: Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Nhân vật trung tâm: người chiến sĩ, dân quân, thanh niên xung phong, hình ảnh con người mới.
2. Nền văn học hướng về đại chúng
-Đại chúng là đối tượng phản ánh và phục vụ của văn học, là nguồn bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. Nhà văn, nhà thơ  gắn vó với quần chúng nên đã hình thành một quan niệm mới về đất nước: Đất nước của nhân dân.
- Văn học phản ánh tâm tư, tình cảm, khát vọng, số phận và con đường  đến với cách mạng của quàn chúng nhân dân, Văn học khắc họa được những hình tượng đẹp về đại  chúng, người mẹ, người phụ nữ, em bé…
- Văn học tìm đến những hình thức ngắn gọn,chủ đề rõ ràng, nội dung dễ hiểu, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, gần gũi với đời sống nhân dân.
3. Nền văn học mang đậm khuynh hương sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Văn học phản ánh những vấn đề lớn lao của thời đại, của đất nước: Tổ quốc và đâọc lập, tự do.
- Nhân vật trung tâm là những con người  tiêu biểu, đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, khát vọng của cộng đồng (chị Út Tịch, anh Tnú, chị Trần Thị Lí, anh Nguyễn Văn Trỗi, người chiến sĩ…), Nhà văn có cái nhìn bao quát lịch sử, thời đại, có tầm khái quát. 
(TÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP 2013- 2014)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét