Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

ÔN THI TỐT NGHIỆP 2013-2014, TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP -TÀI LIỆU THAM KHẢO



                        BÀI 2: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH

Câu hỏi : Trình bày hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác, đối tượng hướng tới của tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”.

a.Hoàn cảnh sáng tác
 - 19/08/1945 Chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội, ngày 26/08/1945 Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về đến Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, Người soạn thảo bản  " Tuyên Ngôn Độc lập".
     Ngày 02/09/1945, Người thay mặt Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đọc bản "Tuyên Ngôn Độc lập"  tại Quảng trường Ba Đình.
- Hồ Chí Minh viết và đọc tuyên ngôn khi đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Dưới danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía bắc, theo chân quân Tưởng là qquana đội Mĩ; quân đội Anh tiến vào từ phía nam, cùng với họ là lính Pháp; thực dân Pháp theo chân đồng minh, tuyên bố Đông Dương là đất “ bảo hộ” của Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng quân đồng minh, Đông Dương phải thuộc quyền “bảo hộ” của người Pháp.
b. Đối tượng hướng tới:
 Tuyên ngôn Độc  lập không chỉ là lời tuyên bố với nhân dân Việt Nam, mà còn tuyên bố với nhân dân thế giới, phe đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
c.Mục đích sáng tác:
- Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân đồng bàovà thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Vạch trần  bộ mặt xảo trá của bọn thưc dân, phát xít cho thế giới thấy.
-Đập tan luận điệu xảo trá của bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp.

CÂU HỎI:  Anh/chị hãy nhận xét về cách nêu vấn đề trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh”? Cho biết tác dụng của cách nêu vấn đề ấy?
     - Cách nêu vấn đề bằng cách gián tiếp bằng cách  :
          + Trích nêu những đoạn văn tiêu biểu trong 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng của thế giới : “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của nước Pháp.
         + Từ nội dung của 2 bản tuyên ngôn trên, Bác khái quát và khẳng định quyền tự do và quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới – trong đó có dân tộc Việt Nam.
    -Tác dụng của cách nêu vấn đề :
       + Tạo được sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn vì : hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đã từng được xem là chân lý của loài người, được thế giới thừa nhậnà “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam có căn cứ sâu xa, có sự hậu thuẫn bởi lý lẽ của loài người - được loài người công nhận và bảo vệ.
     + Tăng sức chiến đấu cho bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông” ( dùng lời của tổ tiên người Pháp để nói tới âm mưu đi ngược nhân quyền của thực dân Pháp trong hiện tại).
     + Thể hiện sự sáng tạo trong cách nêu vấn đề ( so với 2 bản tuyên ngôn của Pháp Và Mỹ) : Từ quyền con người mở rộng ra nói về quyền dân tộc.
     +Thể hiện niềm tự hào và niềm kiêu hãnh khi Bác đặt  bản Tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ ( là hai cường quốc lớn mạnh nhất của thế giới lúc bấy giờ)
     * Tóm lại, với cách cách đặt vấn đề khéo léo , lập luận chặt chẽ, giàu tính chiến đấu, Bác buộc thế giới phải công nhận độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

CÂU HỎI:  Nêu bố cục và ý nghĩa  của “Tuyên ngôn độc lập?
    - Bố cục ba phần, chặt chẽ- lôgic:  
     + Phần mở : Nêu cơ sở pháp lý bằng trích dẫn hai đoạn văn tiêu biểu nói về quyền con người trong hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp ở thế kỷ XVIII. 
     + Phần thân bài : Hồ Chí Minh nêu cơ sở thực tế bằng việc tố cáo tội ác của thục dân Pháp ( tội cướp nước và tội bán nước ta hai lần cho Nhật; trước hiện thực đó, nhân dân Vịêt Nam  đã gan góc đấu tranh giành được chính quyền . 
     + Phần kết : Tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, đồng thời nêu cao tinh thần quyết tâm giữ vững nền tự do độc lập vừa giành được.
      - Ý nghĩa  : Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một áng văn nghị luận  bất hủ : Tuyên bố xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn , chấm dứt hơn 80 năm  thực dân Pháp cai trị và áp bức nhân dân ta và mở ra một kỷ nguyên mới : kỷ nguyên tụ dom độc lập của dân tộc..

CÂU HỎI:  Nêu giá trị  bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh?
    a. Giá trị lịch sử: Tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc.
   b. Giá trị tư tưởng: tác phẩm là kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do.
   c. Giá trị nghệ thuật: là một áng văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.

CÂU HỎI: Nhận xét những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đọan văn cuối của bản ‘Tuyên ngôn độc lập?
   - Về nội dung :
     + Tuyên bố độc lập trên hai mặt pháp lý  và thực tế.
     + Tuyên bố ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc vừa giành được.
   - Về nghệ thuật:
-Lập luận chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực và tiêu biểu.
-Giọng văn  trịnh trọng , trang nghiêm – thiêng liêng và hàm súc, nhằm động viên tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của nhân dân và cảnh cáo âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù. Giọng văn cũng thay đổi linh hoạt: đanh thép khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đau xót khi khái quát về tình cảnh nhân dân ta; tự hào khi nói về quá trình đấu tranh củ nhân dân ta; ôn tồn, thiết tha khi kêu gọi cộng đồng Hoà bình thế giới công nhận quyền độc lập của dân tộc ta; trịnh trọng, trang nghiêm khi tuyên bố độc lập.

CÂU HỎI  : Anh/chị hãy chỉ ra điểm mới mẻ và tiến bộ của Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh với tác phẩm văn học được xem là hai bản tuyên ngôn thời phong kiến  (Nam quốc sơn hà; Bình Ngô đại cáo)? : 
    - Hai bản tác phẩm văn học “Nam quốc sơn hà” ( Lý Thường kiệt) và “Bình Ngô đại cáo” ( Nguyễn Trãi) được xem là “Tuyên ngôn Độc lập” thời phong kiến mới chỉ giải quyết được nhiệm vụ  Độc lập cho dân tộc mà chưa giải quyết được nhiệm vụ Dân chủ cho nhân dân.--> do hạn chế của lịch sử. 
    - “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí  Minh đã giải quyết cùng một lúc cả hai nhiệm vụ : Độc lập dân tộc và Dân chủ nhân dân à điểm tiến bộ, trên cơ sở và phát huy truyền thống yêu nước . độc lập tự do của dân tộc.

CÂU HỎI : Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn lời trong những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?

Yêu cầu: cần nêu được những nội dung cơ bản sau :
            a. Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn :
            - Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776.
            - Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.
            b. Ý nghĩa của việc trích dẫn:
            - Tác giả tạo một cơ sở pháp lý vững chắc cho bản tuyên ngôn để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam là “một lẽ phải không ai chối cãi được”, đồng thời tạo tiền đề cho lập luận nêu ở phần sau.
            - Tác giả thể hiện thái độ trân trọng tinh hoa văn hóa nhân loại, đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của hai nước Pháp và Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
            - Tác giả muốn từ vấn đề nhân quyền để “suy rộng ra” và phát triển thành quyền dân tộc. Đây là đóng góp lớn về tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Điều đó thể hiện tư duy lập luận sáng tạo, biến hóa của HCM.
            - Tác giả cũng chỉ ra cho thực dân Pháp thấy rõ: Đó là tư tưởng nhân văn cao đẹp mà tổ tiên người  nếu chúng âm mưu tái chiếm nước ta là xúc phạm đến nguyên lý về quyền độc lập tự do mà chính tổ tiên của chúng đã nêu ra trước kia. Đây là lối tranh luận “lấy gậy ông đập lưng ông” thể hiện thái độ vừa kiên quyết vừa khôn khéo của tác giả. Mặt khác, khi đặt ba bản tuyên ngôn ngang nhau, tác giả còn bộc lộ sâu sắc niềm tự hào dân tộc, khẳng định tầm vóc, ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám của nước ta. Cuộc Cách mạng của chúng ta đã thực hiện lẽ phải mà người Mĩ và người Pháp đã dựng lên, chân lí mà nhân loại đã thừa nhận qua nhiều thời kì lịch sử. Cuộc Cách mạng của dân ta liền một lúc thực hiện hai nhiệm vụ lớn lao bằng cả hai cuộc cách mạng của nhân dân Mĩ và nhân dân Pháp: đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm để giành độc lập cho đất nước và đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến để giành lại quyền sống cho con người.


CÂU HỎI  : Tóm tắt nội dung văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mĩ và  "Tuyên ngôn  Dân quyền và Nhân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam  trong  hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nước ta hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

CÂU HỎI: Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã vạch trần âm mưu đen tối và tội ác của thực dân Pháp bằng những lập luận và sự thật lịch sử nào?
-Hồ Chí Minh đã trích dẫn lời trong hai bản Tuyên ngôn của nước Mĩ và nước Pháp để khẳng định lập luận, lẽ phải về quyền con người, quyền dân tộc để cho thế giới thấy bọn thực dân Pháp đã đi ngược lại những chân lí, lẽ phải mà tổ tiên chúng đã xác lập, nhân dân chúng đã phải đổ máu mà giành lại.
-Hồ Chí Minh lật tẩy âm mưu của bọn thực dân Pháp: lợi dụng lá cờ tự do bình đẳng, bác ái, lợi dụng danh nghĩa đi khai hoá văn minh nhưng thực chất chúng muốn đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta: “Thế mà hơn 80 năm qua…”. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Đó là sự thật mà ai cũng có thể thấy.
- Những sự thật lịch sử được Hồ Chí Minh đưa ra rất tiêu biểu và mang tính khái quát cao:
+Về chính trị: chúng ngăn cản sự thống nhất nước nhà của ta, không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào; chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học; chúng dùng thuốc phiện và rượu cồn để làm suy nhược nòi giống của ta; chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu…
+Về kinh tế: chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng  và nhập cảng; chúng bóc lột công nhân ta một cách tàn nhẫn…làm cho đất nước ta xơ xác, tiêu điều…
+Về cách chúng bảo hộ ta: Khi Nhật nhảy vào Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh đồng minh, thực dân Pháp mở cửa nước ta rước Nhật vào, trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật làm cho dân ta phải chịu một cổ đôi tròng.  Chúng đã gây ra nạn đói thảm khốc trong lịch sử - hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
+Khi Việt  minh kêu gọi người Pháp liên minh chống Nhật, thực dân Pháp đã không đáp ứng còn đàn áp chúng ta đẫm máu hơn. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
-Hồ Chí Minh cũng nêu sự thật về cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân ta: chúng ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
=>Khi vạch trần âm mưu đen tối và tội ác của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã lập luận rất chặt chẽ, đanh thép; những dẫn chứng đưa ra chân xác, tiêu biểu, có sức thuyết phục; câu văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, từ ngữ chính xác; thái độ rõ ràng. Tuyên ngôn độc lập là bản cáo trạng đanh thép tội ác của thực dân Pháp tring hơn 80 năm trên đất Việt Nam đồng thời thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc của Hồ Chí Minh.

CÂU HỎI: Nêu tóm tắt giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên ngôn độc lập.
1.Giá trị lịch sử:
-Tuyên ngôn độc lập đánh dấu thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta: lật đổ chế độ thực dân phong kiến, mở ra mộ thời kì lịch sử mới: thời kì độc lập, tự do, đi lên chủ nghĩa xã hội.
-Đây là bản khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nó khẳng định chủ quyền của đất nước và động viên tinh thần, ý chí quyết tâm bảo vệ hoà bình của nhân dân cả nước.
-Bản Tuyên ngôn độc lập là lời kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của bạn bè trên thế giới đối với nền độc lập dân tộc và cảnh báo, ngăn chặn âm mưu xâm lược của kẻ thù.
2.Giá trị văn học:
Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực:
-Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc.
-Kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
-Ngôn ngữ chính xác và gợi cảm tác động mạnh mẽ vào tình cảm, tư tưởng, nhận thức của người nghe, có sức thuyết phục cao.
-Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, tiêu biểu, giàu sức thuyết phục.
-Giọng văn linh hoạt: hùng hồn, đanh thép khi đánh địch – khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp; thương cảm, xót xa khi tái hiện tình cảnh của đất nước ta, nhân dân ta; tự hào khi nói về cuộc đấu tranh và truyền thống quý báu của dân ta; ôn tồn khi kêu gọi cộng đồng thế giới công nhận nền độc lập của dân ta; hùng hồn khi tuyên bố độc lập và nêu quyết tâm của toàn dân Việt Nam.

CÂU HỎI: Phân tích ngắn gọn đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn sau:
Thế mà trong hơn 80 năm qua… ở Yên Bái và Cao Bằng”.
-Hồ Chí Minh tố cáo âm mưu và tội ác của thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể.
+Khẳng định hành động của thực dân Pháp trong hơn 80 năm đối với Việt Nam là chà đạp lên chân lí, lẽ phải mà nhân dân chúng đã dựng lên. Khẳng định hành động của chúng đối với đất nước ta trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa, trái hẳn với lẽ phải về quyền con người và quyền dân tộc.
-Cụ thể: nêu những sự thật tiêu biểu về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, về cách chúng “bảo hộ” ta.
+Dẫn chứng chân xác.
+Điệp từ “chúng” kết hợp với các động từ đa dạng và nghệ thuật liệt kê để nêu hàng loạt những tội ác mà thực dân Pháp gây ra trên đất nước ta.
+Khi khái quát thì tác giả gọi thực dân Pháp là “bọn thực dân Pháp” nhưng khi cụ thể, Bác chỉ dùng một chủ ngữ duy nhất là “chúng” thể hiện rất rõ thái độ khinh bỉ và căm hờn đến cùng cực.
+Kết cấu câu văn, đoạn văn ngắn và chặt chẽ giúp cho người nghe có điều kiện về thời gian suy nghĩ, chiêm nghiệm sự thật.
+Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi khiến cho tội ác của bọn thực dân Pháp hiện lên rõ ràng, cụ thể.
+Giọng điệu đanh thép. Thái độ tình cảm rất rõ ràng.
=>Đằng sau những câu chữ mang tính nghệ thuật kia là cả một lòng yêu nước thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc cao độ của Hồ Chí Minh.

CÂU HỎI: Trình bày ngắn gọn về quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
1.Hồ Chí Minh quan niệm văn học nghệ thuật là thứ vũ khí sắc bén phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Người yêu cầu các tác phẩm văn nghệ phải có chất thep – tinh thần đấu tranh, tính chiến đấu, người sáng tác phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Quan điểm này của Hồ Chí Minh là sự tiếp nối những quan điểm văn chương trong truyền thống văn học Việt Nam (Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Văn Siêu) nhưng cũng rất hiện đại khi Người đặc biệt đề ca vai trò, trách nhiệm, tinh thần của người sáng tác.
2. Người đặc biệt chú trọng đến đối tượng thưởng thức văn chương là quảng đại quần chúng nhân dân. Người yêu cầu nhà sáng tác trước khi viết phải xác định viết cho ai (đối tượng)? viết để làm gì (mục đích)?, viết cái gì (nội dung)? Và viết như thế nào (hình thức)?
3. Hồ Chí Minh rất chú trọng tính chân thật của tác phẩm văn chương. Người yêu cầu đội ngũ sáng tác phải viết cho hay, cho hùng hồn hiện thực đa dạng phong phú của đời sống hiện thực, phải chú ý nêu những tấm gương người tốt việc tốt, kịp thời phê bình và uốn nắn cái xấu.
-Người cũng luôn chú ý việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Người yêu cầu nhà sáng tác phải viết cho ngắn gọn, dễ hiểu, chú ý dùng Tiếng Việt để diễn tả cho nhân dân dễ tiếp nhận. Các tác phẩm văn chương cần phải thể hiện được tư tưởng của nhân dân và phải được nhân dân yêu thích.

CÂU HỎI:  Trình bày ngắn gọn về di sản văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
1.Văn chính luận:
-Hồ Chí Minh viết văn chính luận chủ yếu với mục đích chính trị, tiến công trực diện kẻ thù và kêu gọi, cổ vuc tinh thần đấu tranh của nhân dân.
-Nội dung chủ yếu: tố cáo những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa, kêu gọi nhân dân các nước liên hiệp đấu tranh giành độc lập; viết về những sự kiện lịch sử lớn lao trong những giờ phút thử thách đặc biệt của dân tộc ta: tuyên bố độc lập, kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh,…
-Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập tự do…
2. Truyện và kí
Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc chủ yếu được viết trong những năm hai mươi đầu thế kỉ XX.
-Truyện kí của Người viết rất hiện đại, chủ yếu châm biếm, đả kích chân dung của vua, bọn thực dân Pháp.
-Người sáng tạo được những tình huống bất ngờ, ngôn ngữ gợi cảm, kết cấu truyện đặc sắc thể hiện rất rõ vốn sống, vốn văn hoá sâu rộng, chất trí tuệ của Người.
-Tác phẩm tiêu biểu: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc…
3.Thơ ca
-Thơ của Hồ Chí Minh chủ yếu viết ra để bộc lộ tâm sự và cổ vũ, động viên tinh thần đấu tranh của nhân dân.
-Tác phẩm tiêu biểu: tập “Nhật kí trong tù” thể hiện niềm tâm sự khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và chuyển qua nhiều nhà tù. Tập thơ cũng ghi lại một phần hiện thực nhà tù và xã hội Trung Quốc dưới chính quyền Tưởng.
+Tập thơ có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc: tiếng nói cảm thông với nỗi khổ của những cảnh đời ngang trái mà Bác gặp trong tù hoặc trên đường chuyển lao, là tiếng nói nhân đạo thể hiện tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha, tiếng nói đấu tranh của một chất thép kiên cường vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh.

CÂU HỎI: Trình bày những đặc điểm về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng chính trị và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại :
Văn chính luận :
 Bộc lộ tư duy sắc sảo ,giàu tri thức văn hóa,gắn lí luận với thực tiễn,giàu tính luận chiến, vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện .
Truyện – kí :
 Bút pháp chủ động sáng tạo, xây dựng được nhiều tình huống độc đáo, có khi là lối kể chuyện chân thật, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế, giàu chất trí tuệ và chất hiện đại.
     Thơ ca : Nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, nhiều bài thơ hiện đại vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng, phục vụ, tuyên truyền, cổ động tinh thần đấu tranh của nhân dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét