Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

SỨC SỐNG TIỀM TÀNG CỦA NHÂN VẬT MỊ TRONG "VỢ CHỒNG A PHỦ" - TÔ HOÀI



SỨC SỐNG TIỀM TÀNG CỦA NHÂN VẬT MỊ  TRONG VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI

1.Hoàn cảnh sống và số phận Mị.
-Mị vốn là một cô gái trẻ đẹp, hiểu thảo, chăm chỉ, thổi sáo giỏi, có khát vọng tình yêu trong sáng và cuộc sống tự do chân chính. Nhưng cha mẹ Mị nghèo, Mị phải gánh món nợ truyền kiếp của gia đình và đã trở thành con dâu gạt nợ trng nhà thống lí Pá Tra.
-Trong nhà thống lí: Mị sống kiếp của một nô lệ, bị bóc lột tàn nhẫn, bị tước đoạt, tự do, khát vọng hạnh phúc cá nhân, bị vùi dập tuổi xuân một cách tàn nhẫn. Cô sống không bằng kiếp ngựa trâu trong nhà thống lí Pá Tra. Mị làm quần quật quanh năm suốt tháng, lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc tiếp nhau vẽ ra trước mắt: thái cỏ ngựa, hái thuốc phiện, giặt đạy xe đạy đi nương bẻ bắp, cõng nước…. Sức ao động của Mị bị tước đoạt đến tận cùng: “con trâu, con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng nhai cỏ”, còn Mị cũng giống như tất cả những nô lệ trong nhà Pá Tra “vùi đầu vào việc cả ngày lẫn đêm”.
-Ngoài việc bị bóc lột sức lao động, Mị còn bị đày đoạ về tinh thần. Mị sống trong căn buồng tăm tối, ngột ngạt, tù đọng có một ô cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, nhìn ra ngoài lúc nào cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng, không biết là sương hay nắng”. Có lúc Mị nghĩ mình cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra bao giờ chết thì thôi”. Mị đã bị tê dại về ý thức, Mị vô cảm, cô hoạt động theo một nhịp nhất định như một cái máy. Mị không còn ý thức về thời gian, không gian, có bao nhiều mua đi qua ô cửa kia cô cũng không biết, không nhớ. Mị câm lặng như tảng đá, lũi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
+Bao nhiêu mùa xuân trôi qua trong cuộc đời, Mị không ớ nữa. Tết đến, A Sử không bao giờ cho Mị đi chơi, Mị không buồn đi chơi, không còn biết đến niềm vui nỗi buồn của cuộc đời. Ngay cả khi bố Mị đã chết, Mị không còn già vương vấn, Mị cũng không nghĩ đến việc ăn lá ngón tự tử nữa. Mị thực sự đã không còn ý thức sống, ý thức về cuộc sống. Mị vật vờ như một cái xác không hồn.
-Khi tâm hồn Mị được đánh thức bởi tiếng sáo của mùa xuân “năm ấy”, Mị muốn đi chơi tết, đang sửa soạn đi chơi tết thì bị A Sử - chồng Mị trói một cách tàn nhẫn bằng cả một thúng sợi đay, nó còn quấn tóc Mị vào cột nhà. Mị đã bị giam nhốt trong một căn buồng lạnh lẽo, không có ánh đèn – một không gian dường như không dành cho con người – và thậm chí Mị có thể bị trói cho đến chết, vì A Sử có khi đi chơi suốt mấy ngày mấy đêm liền. Và nagy cả khi Mị chăm sóc cho A Sử cũng bị nó đạp vào mặt. Mị thức dậy sưởi lửa trong những đêm đông lạnh cóng còn bị “chồng Mị” đạp ngã xuống sàn bếp một cách vô lí…
=>Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả số phận bi thảm của Mị rất chân thực. Mị có lúc như bị chìm lẫn vào những vật vô tri như cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa…Đằng sau đó là tình cảm xót thương, cảm thông vô hạn của tác giả với Mị, với nỗi khổ của người dân lao động nghèo ở miền núi Tây Bắc.
2.Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị.
Bên ngoài lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, vật vờ như một cái bóng, nhưng bên tron tâm hồn, Mị hừng hực một sức sống mãnh liệt.
*Sức sống của Mị thể hiện ngay trong sự phản kháng đầu tiên khi biết mình bị biến thành con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra. “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”, Mị còn về lạy cha và muốn tự tử. Thực ra, khóc và muốn tự tử là suy nghĩ và hành động tiêu cực nhưng rất mạnh mẽ. Muốn tự tử nghĩa là muốn chống lại cuộc sống không ra sống, muốn chết xét cho cùng là muốn sống có ý nghĩa nhất. Mị không phải đã bị cạn kiệt nguồn sinh lực mà Mị muốn sống cuộc sống của con người, sống kiếp người chứ không phải kiếp ngựa trâu, không chấp nhận kiếp sống tăm tối như con vật.
*Sức sống của Mị mạnh mẽ hơn trong một đêm tình mùa xuân. Tết Hồng Ngài năm ấy như có những nét khác biệt: gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội”. Những hinhg ảnh, âm thanh đã làm cho không gian Hồng Ngài thấm đẫm khí xuân. Những chiếc váy hoa sặc sỡ xoè như con bướm sặc sỡ đã được đem phơi trên những mỏm đá để chuẩn bị đi chơi xuân, đám trẻ con háo hức đợi tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà. Nhưng yếu tố quyết định khiến tâm hồn Mị  sau bao năm tê liệt vì đau khổ phải bừng bừng sống dậy, đó là khi tiếng sáo rủ bạn đi chơi lấp ló đầu núi vang lên trong không khí thấm đẫm khí xuân. Tiếng sáo ấy đã đánh thức tâm hồn u mê, tê liệt của Mị, kéo Mị ra khỏi trạng thái vô cảm. Mị nhận ra tâm trạng, lời hát của người đang thổi sáo: “Mày có con trai con gái rồi – Mày đi làm nương – Ta không có con trái con gái – Ta đi tìm người yêu”. Mị nhận ra tiếng sáo thiết tha bổi hổi và lòng Mị cũng đang bồi hồi náo nức, đang rạo rực, xuyến xao. Cùng với âm thanh tiếng sáo thiết tha, tiếng chó sủa xa xa cũng được Mị cảm nhận, Mị nhận thức thật rõ ràng, xú động: “Những đêm tình mùa xuâ đã tới”, mùa của tình yêu đôi lứa, của hẹn hò, của hạnh phúc tuổi trẻ đã tới. Nhưng hình ảnh và âm thanh như thế đã khiến Mị rạo rực, bâng khuâng.
+Một tác nhân quan trọng góp phần khiến Mị phản kháng và khát sống đó là men rượu. “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Mị uống say lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát “nhưng Mị không nhìn, không nghe gì cả, lòng Mị đang sống về ngày trước”. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Tiếng sáo càng lúc càng gần hơn và như càng tha thiết, nồng nàn hơn. Tiếng sáo ấy khiến Mị rạo rực, lòng Mị phơi phới trở lại, Mị thấy vui sướng như những đêm tết của thời xuân trẻ. Bao nhiêu năm sống trong vô cảm, hôm nay,  những kỉ niệm tươi đẹp trong quá khứ ùa về dào dạt. Mùa xuân ngày trước, Mị ngồi bên bếp uống rượu và thổi sáo, Mị thổi lên tiếng sáo lòng yêu cuộc sống, của trái tim rạo rực yêu đương, của khát vọng hạnh phúc. Mị nhận thức về cuộc sống xung quanh và ý thức về mình, về quyền sống cả con người: “Mị còn trẻ. Mị vẫn còn trẻ. Bao nhiêu người có chồng ở Hồng Ngài cũng đi chơi ngày tết”. Mị cay đắng nhận ra cuộc hôn nhân của Mị và A Sử chỉ là ép uổng, không có hạnh phúc bởi “không có lòng với nhau”, không xuất phát từ tình yêu.
+Trong tiếng sáo thiết tha và hơi rượu nồng nàn, Mị bừng bừng khát khao về hạnh phúc và tự do. “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bnj yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường: “Anh ném pao, em không băt – Em không yêu, quả pao rơi rồi…”. Mị nghe thấy  tiếng sáo và phân biệt được tính chất và vị trí của từng tiếng sáo. Một lần nữa, Mị khóc và muốn tự tử, tức là Mị nhận ra rằng mình đang bị đày đoạ chứ không phải là đang sống, bị tước đoạt quyền sống của con người, Mị đang sống kiếp ngựa trâu trong nhà thống lí.
+Mị đã hành động như một người tự do, không còn sợ cường quyền, thần quyền nhà Pá Tra nữa. Mị xăn miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng hơn. Mị không nhận ra sự hiện diện của A Sử. Mị lúc này đang sống trong không gian của ngày tết, thế giới của riêng mình. Mị nhận thức ra căn buồng này quá tăm tối, ngột ngạt. Ánh sáng ngọn đèn Mị thắp lên cũng đã soi rõ trái tim Mị, giúp MỊ nhìn rõ tiếng lòng mình. “Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo”. Đó là tiếng sáo của thực tại, của đêm xuân hôm nay nhưng cũng là tiếng sáo trong tâm tưởng, tiếng sáo từ qua khứ dội về. Tiếng sáo đêm xuân của tình yêu, hạnh phúc quả là náo nức, rạo rực! Nó có sức quyến rũ kì lạ, nó mời gọi, thôi thúc Mị chuẩn bị đi chơi tết.
-Ngay cả khi bị trói tàn nhẫn trong bóng tối, Mị quên đi nỗi đau thể xác, cô vẫn sống trong tiếng sáo, chìm đắm trong những giấc mơ thời xuân trẻ, bồng bềnh trong niềm hạnh phúc của những cuộc chơi xuân. Tiếng sáo vẫn nảy múa trong lòng Mị: “Em không yêu, quả pao rơi rồi – Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị quên thực tại, vùng bước đi theo tiếng gọi của lòng mình, tiếng lòng rạo rực yêu cuộc sống và khát vọng hạnh phúc, tự do. Sợi dây tàn bại của A Sử không thể trói được sức sống đang bùng lên mạnh mẽ trong Mị. Mị chập chờn mê tỉnh, tiếng sáo vẫn đưa Mị đến với những cuộc chơi xuân. Mị vùng bước đi và cay đắng nhận ra những vòng dây trói thít khắp người đau rứt từng mảnh thịt. Mị thổn thức nứa nở khi nghe tiếng chân Mị đạp vào vách. Đó là thứ âm thanh khô khan, vô cảm, nó đối lập, tương phản gay gắt với âm thanh tiếng sáo ngọt ngào, nồng nàn, bổi hổi.
-Mị sợ hãi khi nghĩ đến đời trước nhà thống lí có người đã trói vợ trong nhà rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ đã chết rồi. Chính nỗi tủi cực và sợ hãi đó khẳng định Mị khao khát sống, khao khát một cuộc sống có ý nghĩa.
=> Như vậy, khi nghe tiếng sáo, Mị đã sống dậy tất cả những cảm xúc của một con người đích thực. Thì ra bao năm sống trong nhà thống lí, tưởng chừng Mị vô cảm nhưng Mị vẫn âm thầm một sức sống mạnh mẽ, bất diệt.
*Sức sống của Mị bùng lên thật mạnh mẽ khi quyết định cắt dây trói cứu A Phủ. Hoàn cảnh bi thương của A Phủ đã động chạm tới lòng thương cảm của Mị. A Phủ chỉ vì để hổ ăn mất một con bò mà phải thế mạng cho con bò đó. Anh bị trói từ chân đến vao. Trong mắt anh có giọt nước mắt của sự đắng cay, nỗi cô độc và bất lực, tuyệt vọng. Và đó cũng là giọt nước mắt của Mị đem xuân năm xưa bị trói. Mị đồng cảm với A Phủ, xót thương cho A Phủ nhưng cũng là thương cho chính mình.  Mị đã hành động dứt khoát và dũng cmar. Mị cắt dây trói cho A Phủ, cứu A Phủ cũng là cứu chính mình. Mệnh lệnh với A Phủ thật ngắn gọn, đơn giản mà dứt khoát : “Đi ngay…”. Đó cũng là lời dánh thức trái tim mình. Hành động chạy theo A Phủ là hành động của người khát sống, khát tự do. Mị đã vượt qua ngục tù của kiếp nô lệ trong nhà thống lí. Hành động của Mị vượt khỏi suy nghĩ của cha con thống lí nổi tiếng tàn ác, xảo quyệt. Bước chân Mị đã đạp đổ cường quyền của nhà Pá Tra mấy đời làm thống lí.
=>Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị với tất cả tình yêu thương, cảm thông với số phận bi thảm của cô; với niềm trân trọng, nâng niu những ước mơ tình yêu; với niềm cảm phục và ngợi ca sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị, ở những người lao động miền núi Tây Bắc.
                           NGUYÊN HẠNH - CẨM LINH DƯƠNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét