Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - ÔN THI THPT 2015

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DẠNG 1:  NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
A.Khái niệm
-Nghị luận về một tư tưởng, dạp lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, quan điểm nhân sinh, đạo đức (các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn, tính cách, quan điểm sống, các mối quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, cách ứng xử, lối sống…)
B. Cấu trúc
TƯ TƯỞNG ĐÚNG ĐẮN – NHÂN VĂN
TƯ TƯỞNG KHÔNG ĐÚNG ĐẮN – PHẢN NHÂN VĂN
I.Mở bài: Nêu vấn đề
I.Mở bài: Nêu vấn đề
II.Thân bài
II.Thân bài
1.Giải thích: giải thích từ ngữ, hình ảnh, các vế/ đoạn câu, giải thích cả câu.
1.Giải thích: giải thích từ ngữ, hình ảnh, các vế/đoạn câu rồi giải thích nội dung cả câu nói.
2.Bàn luận
a.Tác dụng, ý nghĩa của tư tưởng (chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích để chỉ ra chỗ đúng).
b.Phê phán, bác bỏ một tư tưởng trái ngược.
2.Bàn luận:
a.Tác hại của tư tưởng (chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích … chỉ ra chỗ sai).
b.Khẳng định một tư tưởng trái ngược.
3.Bài học nhận thức và hành động
-Về nhận thức: vấn đề đó đúng như thế nào? Nhận thức ra được điều gì?
-về hành động: ta cần làm gì?
3.bài học nhận thức và hành động
-Nhận thức: vấn đề đó sai như thế nào? Giúp ta nhận ra điều gì?
-Hành động: ta cần làm gì?
III.Kết bài: đánh giá chung về vấn đề nghị luận.
III.Kết bài: đánh giá chung về vấn đề nghị luận.
C.DÀN BÀI:
I.DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ MANG TÍNH NHÂN VĂN –
 TƯ TƯỞNG ĐÚNG ĐẮN

Ví dụ: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí, nghị lực, lòng dũng cảm, thái độ tự tin, tình mẫu tử, truyền thống tôn sư trọng đạo… Đề thi thường ra dưới dạng một câu nói, một ý kiến, mấy câu thơ…
MỞ BÀI:
*Trong trường hợp đề yêu cầu bàn về một ý kiến, một câu nói, em cần nêu nội dung của ý kiến hoặc dẫn giải rồi đưa ý kiến vào.
VD: “Đời người phải trải qua giông tố những không được cúi đầu trước giông tố” (Đặng Thuỳ Trâm.
Mở bài: Cuộc sống của chúng ta có rất nhiều khó khăn, thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ bị hoàn cảnh nhấn chìm, bị thất bại nhưng nếu ta có ý chí và nghị lực thì chắc chắn ta sẽ đạp bằng mọi gian khổ mà tiến bước đến thành công, hạnh phúc. Có lẽ đó chính là ý nghĩa của câu nói mà Đặng Thuỳ Trâm muốn gửi gắm đến chúng ta: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
*Trong trường hợp đề chỉ yêu cầu bàn về một đức tính, một thái độ của con người thì ta trực tiếp nêu đức tính, thái độ đó trong phần mở bài.
VD: suy nghĩ của em về lòng tự trọng trong cuộc sống.
Mở bài: Trong cuộc sống, có rất nhiều đức tính, phẩm chất đáng trân trọng: lòng nhân ái, tinh thần vị tha, lòng khoan dung độ lượng, lòng dũng cảm, thái độ tự tin, lòng tự trọng… Một trong những đức tính đáng quý trọng của chúng ta là lòng tự trọng, đó là phẩm chất mà mỗi người chúng ta cần phải trân trọng và phải rèn luyện để gìn giữ.
THÂN BÀI:
Các em triển khai các nội dung sau:
1.Giải thích
Nêu nội dung của ý kiến, câu nói; giải thích từ ngữ, hình ảnh, các vế/ đoạn câu.
VD: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Trước hết ta cần hiểu ý kiến/ câu nói có ý nghĩa như thế nào? Bàn về vấn đề gì?
Câu nói trên nói đến vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương đối với niềm vui, niềm hạnh phúc của con người.
Sau đó ta giải thích: Tình thương là gì? Hạnh phúc là gì?
Tình thương: là tình cảm yêu thương của con người dành cho  đối tượng nào đó, dành cho con người, loài vật, thiên nhiên. Hạnh phúc là điều mà ta được thoả mãn, là niềm vui mà ta mong muốn. Tình thương có mối quan hệ đặc biệt đến hạnh phúc, nó đem lại cho ta niềm vui lớn lao, nó làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn.
2.Bàn luận
a.Theo các giải thích ở trên, ta thấy đây là một tư tưởng đúng đắn, có nhiều tác động tốt đến đời sống, mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Nêu biểu hiện và chứng minh.
b.Tuy nhiên bên cạnh những ý kiến, suy nghĩ tích cực đó, còn có những quan điểm, tư tưởng, cách nhìn nhận lệch lạc, đáng lên án: Nêu biểu hiện.
3.Từ việc bàn luận trên, mỗi người chúng ta cần rút ra những bài học trong cuộc sống:
-Về nhận thức, ta thấy đây là một tư tưởng/ quan điểm/ lối sống/ cách nhìn nhận đúng đắn cần học tập, noi theo.
-Về hành động, chúng ta cần học tập và rèn luyện nhân cách, trí tuệ, sống giản dị, sống cao đẹp, biết đem lại niềm vui cho bản thân và những người xung quanh.
KẾT BÀI:
Tóm lại, đây là một tư tưởng/ quan điểm/ ý kiến… đúng đắn, có nhiều tác dụng và ý nghĩa cao đẹp. Mỗi chúng ta cần ý thức được vai trò của mình trong đời sống. Cần rèn luyện cho bản thân lối sống chuẩn mực, có nhân cách, có phẩm giá để làm cho cuộc sống của cá nhân có ý nghĩa hơn, làm cho cuộc sống chung tươi đẹp hơn.
II. DẠNG ĐỀ BÀN ĐẾN MỘT VẤN ĐỀ CÓ ẢNH HƯỞNG XẤU, GÂY RA TÁC HẠI
CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA CON NGƯỜI

MỞ BÀI:
Nêu nội dung của ý kiến hoặc dẫn giải rồi đưa ý kiến vào bài.
THÂN BÀI:
1.Giải thích: Trước hết ta cần hiểu ý kiến trên có ý nghĩa như thế nào? Giải thích từ ngữ, hình ảnh, vế/ đoạn câu.
2.Bàn luận
a.Theo cách lí giải ở trên, ta thấy đây là một ý kiến có nhiều tác động đến cuộc sống của chúng ta, nó có ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống, đem đến những suy nghĩ tiêu cực: Nêu biểu hiện, chứng minh.
b.Tuy nhiên, trong cuộc sống, có rất nhiều điều đúng đắn: Nêu biểu hiện.
3.Từ việc bàn luận ở trên, ta rút ra được nhiều bài học:
-Ta thấy đây  là một vấn đề có nhiều tác hại đến cuộc sống chung, đến suy nghĩ và lối sống của tuổi trẻ…, mỗi chúng ta cần phải đấu tranh để loại bỏ.
-Chúng ta cần học tập và rèn luyện nghiêm túc để hoàn thiện bản thân, để có những suy nghĩ đúng đắn, có lí tưởng sống đúng đắn, sống có ý nghĩa hơn.
KẾT BÀI: Làm tương tự như dạng đề trên (…)

DẠNG 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

*Nghị luận về một hiện tượng đời sống  là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, được nhiều người/ nhiều tổ chức quan tâm. Đó có thể là hiện tượng tích cực hay tiêu cực: vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề an toàn giao thông, hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi, dạy học chữ cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, ô nhiễm môi trường, bạo hành gia đình/ học đường…


*Cấu trúc bài làm:

HIỆN TƯỢNG TỐT
HIỆN TƯỢNG XẤU
I.Mở bài: nêu vấn đề
I. Mở bài: Nêu vấn đề
II.Thân bài
II.Thân bài:
1.Giải thích hiện tượng: Hiện tượng đó hiện nay như thế nào? Có những biểu hiện ra sao?
1.Giải thích hiện tượng: nêu thực trạng, biểu hiện.
2.Bàn luận
a.Nêu tác dụng, ý nghĩa của hiện tượng.
b.Biện pháp nhân rộng, phát triển hiện tượng.
c.Nêu một hiện tượng trái ngược – phê phán để khẳng định hiện tượng đang nghị luận.
2.Bàn luận:
a.Phân tích nguyên nhân, hậu quả.
b.Đề xuất giải pháp
c.Nêu một hiện tượng trái ngược – khẳng định để phê phán hiện tượng đang nghị luận.
3.Bài học nhận thức và hành động
3. Bài học hành động và nhận thức.
III.Kết bài: Đánh giá chung về hiện tượng.
III.Kết bài: đánh giá chung về hiện tượng.
DÀN BÀI:
I.Nghị luận về một hiện tượng tốt, tích cực
Mở bài: tuỳ theo yêu cầu và vấn đề/ hiện tượng nêu trong đề bài, ta có những cách mở bài khác nhau.
VD: Vấn đề thuộc phạm vi nhà trường: giúp đỡ các bạn học sinh học kém tiến bộ hơn; học sinh tham gia lao động công ích,…
Mỗi người chúng ta được sinh ra đều được hưởng những nền giáo dục khác nhau. Nhưng hầu hết chúng ta đều được đến trường. Nhà trường là nơi chúng ta học được rất nhiều, từ trí thức văn hoá đến sự phát triển nhân cách, đạo đức. Ở trường, chúng ta cũng được tham gia rất nhiều hoạt động: lao động công ích, giúp đỡ các bạn học sinh khó khăn, giúp các bạn học yếu tìm thấy phương pháp học đúng đắn, phong trào trồng cây xanh bảo vệ môi trường… Trong đó, sự việc (…)  mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, được nhiều bạn học sinh và thầy cô quan tâm.
VD: Vấn đề nghị luận thuộc phạm vi ngoài nhà trường mà được cả xã hội quan tâm: tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, giúp đỡ người già neo đơn, người tàn tật, cưu mang trẻ em lang thang cơ nhỡ…
Cuộc sống của chúng ta luôn rất sinh động và phong phú, đa dạng sắc màu. Cuộc sống được làm nên và phát triển bởi những việc làm cao đẹp, những vấn đề có ý nghĩa tích cực với cộng đồng: trồng cây gây rừng, trồng rừng chắn bão, hiến máu nhân đạo… Trong đó, phong trào/ sự việc/ hiện tượng (…)  mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn, đang được rất nhiều cá nhân, tổ chức tham gia và nhân rộng, phát triển.
VD: Vấn đề nói về tuổi trẻ: nấu cơm tặng cho những người vô gia cư, hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi, chăm sóc, giúp đỡ những người già neo đơn…
Tuổi trẻ bao giờ cũng mang trong mình những nhịp sống rất rộn ràng. Họ luôn tự tin trong cuộc sống và tâm hồn của họ thường rât trong trẻo, giàu tình yêu thương, giàu tinh thần trách nhiệm. Hiện nay, họ đang tích cực tham gia vào các phong trào phát triển cộng đồng: hiến máu nhân đạo, nấu cháo tặng cho những người bệnh nhân nghèo trong bệnh viện,… Trong đó, hiện tượng/ phong trào (…) được rất nhiều bạn trẻ tham gia, phong trào/ hiện tượng đó ngày càng phát triển mạnh trong cuộc sống chung.

II. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG XẤU – TIÊU CỰC

Mở bài: tuỳ theo từng vấn đề nghị luận và yêu cầu của đề bài mà chúng ta có những cách vào bài khác nhau.
(Các em làm tương tự cách làm ở mục I. Nhưng nhớ rằng đây là hiện tượng trái ngược hiện tượng  ở mục I nhé!)
Thân bài:
1.Nêu thực trạng, biểu hiện của hiện tượng: Hiện tượng đó hiện nay ra sao? Có những biểu hiện cụ thể như thế nào? Diễn ra ở đâu?...
2.Bàn luận:
*Phân tích nguyên nhân: Có những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trên? Nguyên nhân chủ yếu là gì?
*Phân tích hậu quả: Hiện tượng trên gây ra những hậu quả như thế nào đối với đời sống: sức khoẻ, môi trường sống, môi trường đạo đức, sự phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước…
*Đề xuất giải pháp: Để ngăn chặn hoặc làm giảm hiện tượng trên, đề nghị các cơ quan chức năng như thế nào? Cần tuyên truyền đến ai/ tuyên truyền ra sao/ tuyên truyền điều gì?
*Bài học cho bản thân: Đang là học sinh/ đang là tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, em cần làm gì cho cuộc sống tươi đẹp hơn?
Kết bài: Đánh giá chung.

DẠNG 3: NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CÓ CHỨA ĐỰNG CẢ MẶT TỐT VÀ XẤU.
Đây là dạng đề mà trong mấy năm trở lại đây, các trường Đại học thường chọn. Trong đề bài, vấn đề nghị luận thường chứa đựng cả yếu tố đúng đăn và cả yếu tố sai lệch. Thường là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
*Các em tham khảo cấu trúc sau:
Mở bài: Nêu vấn đề
Thân bài:
1.Giải thích hai vế câu, giải thích cả câu.
2.Bàn luận
a.Trình bày ý nghĩa, tác dụng của mặt tốt.
b.Trình bày tác hại của mặt xấu.
3.Bài học nhận thức và hành động
Kết bài: đánh giá chung về vấn đề: khẳng định mặt tốt, phê phán/ bác bỏ mặt tốt.

DẠNG 4: DẠNG ĐỀ MANG TÍNH CHẤT ĐỐI THOẠI,
BỘC LỘ SUY NGHĨ RIÊNG VỀ VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA.

(Dạng này có trong đề thi Ngữ văn Đại học năm 2013, khối C và D).
Cấu trúc:
Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận
Thân bài:
1.Giải thích vấn đề
2.Trao đổi, bàn luận, đối thoại (Phần này phụ thuộc vào nhận thức và sự hiểu biết của bản thân; nhận thức đúng/ sai; phải/ trái).
3.Trình bày quan điểm của bản thân.
(Tương tự bài học nhận thức và hành động ở các dạng đề trên).
Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề.

DẠNG 5: DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
ĐẶT RA TRONG MỘT CÂU CHUYỆN HOẶC MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC.

(xem trong tài liệu hướng dẫn ôn thi THPT Quốc gia 2015, Nguyễn Hạnh – Cẩm Linh Dương)








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét