Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

LAI LỊCH BÀI THƠ "CẢNH KHUYA" CỦA HỒ CHÍ MINH

LAI LỊCH BÀI THƠ "CẢNH KHUYA" CỦA HỒ CHÍ MINH

Các sách giáo khoa, khi trích bài này thường chỉ ghi có bốn câu vì đó là bốn câu hay nhất,  vừa tả cảnh, vừa tả tình cảm của Bác. Thực ra, bài thơ còn có nhiều câu khác.
Năm 1947, khi chính phủ ta chuyển lên chiến khu Việt Bắc, giặc Pháp đã nhảy du xuống Việt Bắc với ý đồ bắt gọn Trung ương của ta (cụ Nguyễn Văn Tố hi sinh trong trận địch đổ bộ này). Trên đường di chuyển địa điểm, bận trăm công nghìn việc, Bác Hồ vẫn làm thơ và mời luật sư Phan Anh hoạ lại. Nguyên văn bài thơ như sau:

Đêm khuya nhân lúc quan hoài
Nên câu thơ thẩn chờ ai hoạ vần
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang gặp bước gay go
Trăm việc ngàn công đều phải lo
Giúp đỡ nhờ anh em gắng sức
Sức nhiều thắng lợi lại càng to

Luật sư Phan Anh  (tuy tuổi đời chênh lệch, còn trẻ nhiều so với Bác nhưng được Bác coi như bạn thân) đã hoạ lại như sau:

Hoạ vần xin gửi cho ai
Đường xa se tấm quan hoài nước non
Quanh  co dòng suối cảnh đường xa
Trời có trăng mà núi có hoa
TRăng sáng bao la trời, đất, nước
Hoa thơm phảng phất nhị hương nhà
Nước nhà tuy gặp bước gay go
Lái vững chèo dai ta chẳng lo
Vượt sóng dựng buồm ta lựa gió
Thuận chiều sẽ mở cánh buồm to.

(Trịnh Mạnh viết theo tư liệu của Trần Ngọc Thám trong Tạp chí Tổ quốc).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét