Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

CÁCH LÀM BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN




KĨ NĂNG ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
A. CÁC KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
I.CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG
Nhắc tới phong cách chức năng là nhắc tới phạm vi sử dụng của phong cách ngôn ngữ.
1.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong đời sống sinh hoạt, hoàn cảnh giao tiếp không mang tính chất nghi thức – có thể sử dụng ngôn ngữ thông tục trong đời sống sinh hoạt, sử dụng tiếng lóng hoặc các từ nói lái – ngôn ngữ rất mộc mạc, bình dị.
-Các dạng của phong cách sinh hoạt: chuyện trò, thư từ, nhật kí…
2.Phong cách ngôn ngữ khoa học
-Dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập – trình bày các vấn đề khoa học.
-Các dạng văn bản khoa học: văn bản khoa học chuyên sâu, văn bản khoa học giáo khoa, văn bản khoa học thường thức – khoa học phổ cập.
3.Phong cách ngôn ngữ hành chính – công vụ.
-Dùng trong lĩnh vực hành chính.
-Chức năng của văn bản hành chính:
+Chức năng sai khiến.
+Chức năng thông báo.
4.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương).
-Sử dụng trong các văn bản văn chương nghệ thuật.
-NGôn ngữ của văn bản nghệ thuật: dùng từ toàn dân, từ ngữ đa nghĩa; sử dụng đa dạng các biện pháp nghệ thuật.
->Văn bản có nhiều ý nghĩa.
5.Phong cách ngôn ngữ chính luận (nghị luận chính trị, xã hội).
-Dùng để thể hiện thái độ, quan điểm, nhìn nhận của một cá nhân, một tổ chức nào đó về một vấn đề chính trị, xã hội – bộc lộ công khai quan điểm chính trị về một vấn đề thời sự, chính trị, xã hội.
6.Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Dùng trong lĩnh vực thông tin xã hội, thời sự - phong cách thông tấn: thu thập và cung cấp tin tức cho công chúng.
-Các dạng văn bản báo chí: phản ánh tin tức, thông tin quảng cáo, phản ánh công luận.
=>Trong đề bài có câu hỏi: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? thì các em phải trả lời được: văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ nào và lí giải cơ sở để xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
II.CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Xác định văn bản đó được sử dụng phương thức biểu đạt nào?
1.Phương thức tự sự:
Dùng lời kể tái hiện các sự việc đã xảy ra hoặc là diễn biến sự việc,  sử dụng nhiều trong các văn bản truyện ngắn, tiểu thuyết, kí.
2.Phương thức biểu cảm:
Bộc lộ cảm xúc, nội tâm của con người, của con người trước một đối tượng nào đó.
(Phương thức này sử dụng nhiều trong các tác phẩm thơ, truyện, kí, tỳ bút).
3.Phương thức nghị luận:
-Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội hoặc văn học nghệ thuật.
-Sử dụng trong các văn bản thuộc phong cách chính luận: nghị luận văn học, nghị luận chính trị, xã hội.
(VD: Văn bản Tuyên ngôn độc lập; Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng…; Mấy ý nghĩ về thơ…)
4.Phương thức Miêu tả:
Dùng các từ ngữ tái hiện các đặc điểm, tính chất, trạng thái… của đối tượng (con người, sự việc, sự vật, thiên nhiên).
5.Phương thức thuyết minh: yêu cầu người viết thuyết minh: giới thiệu về đặc điểm, tính chất, phương pháp, về một vấn đề nào đó: con người, thiên nhiên, đồ vật.
6.Phương thức hành chính – công vụ:
-Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn giữa người với người.
-Sử dụng trong các văn bản thuộc phong cách hành chính.
=>Có 4 phương thức thường xuất hiện trong các đề kiểm tra: biểu cảm, tự sự, miêu tả, nghị luận.
(Trong thơ: chủ yếu sử dụng hai phương thức: biểu cảm và miêu tả.
Trong văn xuôi: chủ yếu sử dụng các phương thức: tự sự và miêu tả, biểu cảm.)

III.Các phương thức trần thuật
Thường xuất hiện trong các văn bản truyện kể: truyện, tiểu thuyết.
1.Trần thuật từ ngôi thứ nhất.
-Người kể chuyện xuất hiện trực tiếp: nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”.
(VD: Chiếc thuyền ngoài xa – Phùng, nhiếp ảnh xưng tôi).
2.Trần thuật từ ngôi thứ ba: người kể chuyện giấu mình, không xuất hiện trực tiếp mà ẩn mình đi.
-KHông xưng “tôi”
-Các nhân vật thường được gọi bằng tên gọi hoặc bằng một đại từ nào đó: hắn, y, thị, nó...
(VD: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt…)
3.Trần thuật từ ngôi thứ ba: Người kể chuyện giấu mình nhưng điểm nhìn, giọng điệu là của nhân vật.
Nhà văn vẫn trần thuật là ngôi thứ ba, người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp nhưng cách cảm, cách nhìn, cách nghĩ vẫn là của nhân vật. Các nhân vật vẫn được gọi bằng tên hoặc bằng những đại từ khác.
IV. Các phương thức miêu tả tâm lí.
1.Miêu tả trực tiếp
-Qua dòng độc thoại nội tâm – miêu tả qua những suy nghĩ thầm kín bên trong nội tâm nhân vật.
VD: Hình như có một thời hắn đã có một ao ước…
2.Miêu tả gián tiếp: Miêu tả qua hành động, lời lẽ, nét mặt, cử chỉ…
VD: Chi tiết: bà cụ Tứ trở về thấy có người đàn bà lạ trong nhà: đứng sững lại, hấp hãy cặp mắt… - thể hiện tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ.
V. Các biện pháp tu từ
Đề yêu cầu: xác định các biện pháp tu từ và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó.
Những biện pháp chủ yếu:
1.Ẩn dụ:
-Gọi tên sự vật hiện tượng có nét tương đồng tăng tính biểu cảm, gợi hình.
2.So sánh
-Đối chiếu sự vật này với sự vật khác: tương đồng, đối lập nhằm làm tăng tính gợi hình, biểu cảm.
VD: Hồn tôi là một vườn hoa lá – Rất đậm hương và rộn tiếng chim
VD: “Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời; có lúc rụt rè, e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre, bóng nắng.
3.Nhân hoá: người viết gọi, tả đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới đồ vật, thiên nhiên trở nên gần gũi, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
(VD: Hình ảnh xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra để che chở cho làng; Hình ảnh Sông Đà, Sông Hương trong sáng tác của Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường).
4.Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó; hoặc dùng bộ phận để chỉ toàn thể.
VD: Một tay lái chiếc đò ngang – Tố Hữu (Mẹ Suốt). (Một tay: Chỉ mẹ Suốt)
VD: Áo chàm đưa buổi phân li (Việt Bắc – Tố Hữu)
5.Nói quá, phóng đại, thậm xưng: phóng đại để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng tính biểu cảm.
VD: Những đường Việt Bắc của ta – Đêm đêm rầm rập như là đất rung… Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay…
6.Liệt kê: kể ra hàng loạt các hình ảnh, trạng thái của sự vật, hiện tượng… hoặc kể ra hàng loạt các sự vật, hiện tượng.
VD: Trời xanh đây …
VD: Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa trồng….
7.Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp – biện pháp lặp: lặp lại từ/ ngữ - cụm từ/ cấu trúc của câu để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh.
Vd: Trời xanh đây…
Vd: Họ giữ và truyền cho ta…
Phép lặp còn là một phép liên kết.
8.Tương phản, đối lập:
Dùng những từ ngữ hoặc hình ảnh có tính chất đối lập để nhấn mạnh làm nổi bật một ý nghĩa nào đó:

VD: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống – Tây Tiến (Quang Dũng) (Ở đây biện pháp tương phản đem đến hình ảnh con  đường hành quân thật hùng vĩ, hiểm trở. Hình ảnh người lính qua sự tương phản đó như được nhân lên gấp bội lần về lòng dũng cảm và ý chí, nghị lực vượt khó.
VD: ơi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa…
Mười năm – nghìn năm
Đã đi – nhưng cần vượt nữa.
9.Nói giảm, nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm, tánh sự thô tục, thiếu lịch sự.
10.Câu hỏi tu từ: là những câu hỏi mà người hỏi đã có lời đáp nhằm tăng tính biểu cảm. Cũng là một cách để khẳng định thái độ, cảm xúc trước một đối tượng nào đó.
VD: Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây hay là mây là suối?
Ánh mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông?
Thịt da em hay là sắt là đồng? (Người con gái Việt Nam – Tố Hữu)

(Và một số biện pháp nghệ thuật: chơi chữ, chêm xen, im lặng).

VI.Các phép liên kết
1.Phép thế
Xuất hiện nhiều.
VD: Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc ….
Đất Nước có từ ngày đó…
“ngày đó” – thay thế cho những  câu thơ trên.
VD: Ôi con sóng ngày xưa – Và ngày sau vẫn thế.  (“vẫn thế”: thay thế cho những trạng thái, đặc điểm của sóng ở những câu thơ trên: dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ).
2.Phép lặp
VD: Hồi kí những năm tháng không thể nào quên:
“Hạnh phúc cho dân, đó là điều Người đã nêu trong bản tuyên ngôn độc lập….Hạnh phúc..”
Từ “hạnh phúc” được điệp lại =>Phép lặp.
3.Phép nối: Và, Rồi…
4.Phép liên tưởng
5.Phép tương phản
6.Phép tỉnh lược.

VI.Kiến thức về từ vựng và văn bản.
1.Từ vựng
VD: tìm các từ láy:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn may súng ngửi trời
2.Văn bản: cách tạo lập văn bản.
Yêu cầu viết đoạn văn từ 3-5 câu hoặc (dung lượng nhiều hơn) trình bày suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
=>Sử dụng các phương thức tạo lập văn bản: Diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.
B.NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI
1.Khi làm bài, ghi đúng các kí hiệu như trong đề bài: 1, 2, 3, …, a, b, c…
2.Đề hỏi cái gì trả lời cái đó.
3.Nội dung câu trả lời phải: đầy đủ; đúng; ngắn gọn – rõ ràng.
-Có thể gạch đầu dòng khi câu hỏi có nhiều ý – nhiều nội dung cần trình bày.